Tổ Mối được hình thành như thế nào ?

26/09/2022
giúp Khách hàng hiểu cơ cấu, tổ chức của Mối

Mối là loài côn trùng xã hội sống theo bầy đàn trong một tổ (thuộc địa). Tổ mối, nơi các thành viên thực hiện các công việc khác nhau dựa theo giai cấp của chúng (sinh sản, công nhân hoặc binh lính). Có thể nói, tổ mối được hình thành dựa trên các nguyên tắc cơ bản của xã hội, bao gồm có người lãnh đạo và dân chúng.

Một tổ mối điển hình sẽ có một cặp sinh sản duy nhất: mối vua và mối chúa. Chúng sẽ sản xuất pheromone, một mùi hương báo hiệu cho các thành viên trong tổ, dựa vào mùi hương mà mối thợ tiếp nhận, nó sẽ làm việc hoặc trở về chăm sóc tổ. Mối chúa cũng sử dụng pheromone để ra lệnh cho các con mối khác.

Mối chúa chịu trách nhiệm quản lý tổ và đẻ trứng cho đến khi tổ mối đạt kích cỡ nhất định. Sau đó, nó sẽ cho phép một số con mối chưa trưởng thành phát triển thành mối chúa thứ hai để đẻ trứng bổ sung nhằm giúp cho thuộc địa phát triển mạnh hơn. Mối vua và mối chúa có thể sống từ 15-25 năm. Nếu mối chúa chết, một con mối thợ khác sẽ lột xác để đóng vai trò sinh sản tiếp tục dẫn dắt bầy đàn, đảm bảo thuộc địa luôn hoạt động.

MỐI CHÚA TẠO RA TỔ MỐI NHƯ THẾ NÀO ?

Các đàn mối dưới đất trưởng thành trong khoảng 6-7 năm, tại thời điểm đó mối cánh bắt đầu được sinh ra. Chúng có thể có màu nâu đen đến nâu đỏ nhạt tùy theo loài và dài khoảng 1/4 đến 3/8 inch, với đôi cánh nhạt hoặc xám khói. Vào cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân, mối cánh bay ra khỏi tổ để giao phối và tạo lập thuộc địa mới với số lượng hàng nghìn con.

Mối cánh là những “phi công tồi”, chúng thường chỉ bay được vài chục mét xung quanh tổ cũ. Tuy nhiên, chúng có thể được đưa đi rất xa nhờ vào gió. Những con mối cánh thường đậu trên nóc các tòa nhà và di chuyển vào bên trong. Nhiều con bị ếch, thằn lằn, chim hoặc nhện ăn thịt trong chuyến bay giao phối này, vì vậy tương đối ít trong số chúng có thể sống sót để tìm nơi làm tổ, sinh sản và hình thành các thuộc địa mới. Các đàn mối thường sản xuất nhiều mối cánh để ít nhất một số ít trong số chúng sống sót sau chuyến bay giao phối.

Những con mối cánh đực và cái sẽ bắt cặp trong suốt chuyến bay giao phối. Mối cánh cái tiết ra pheromone để thu hút một con đực làm tổ và giao phối. Chúng sẽ rụng cánh ngay sau khi hạ cánh và không bay trong suốt phần đời còn lại. Một cặp mối cánh thường chọn nơi đất ẩm để thành lập tổ mới.

Trước khi giao phối, 2 con mối cánh (mối vua và mối chúa mới) đào sâu xuống đất và làm một căn phòng bí mật cho mối chúa trú ẩn trong vùng đất ẩm. Chúng bịt kín tổ của mình bằng đất, nước bọt và chất thải của chính chúng. Sau đó, chúng giao phối.

Sau khi giao phối, mối vua và mối chúa dành phần còn lại của cuộc đời để sinh sản và chúng được chăm sóc bởi những con mối thợ. Mối chúa đẻ từ 6 đến 12 quả trứng đầu tiên trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau khi giao phối, thiết lập một đàn mối mới. Một mối chúa trưởng thành có thể đẻ hàng ngàn quả trứng mỗi năm. Khi tổ mối tăng kích thước, mối chúa có thể sinh sản nhiều hơn để giúp sản xuất đủ mối thợ để nuôi thuộc địa. Một tổ mối trưởng thành thường có khoảng 60.000 đến 1 triệu con mối.

Nếu bạn nhìn thấy những con mối có cánh ở trong hoặc gần nhà của bạn, khả năng cao là có một đàn mối gần đó. Điều đó có nghĩa là đã đến lúc gọi cho chuyên gia của bạn để kiểm tra và xử lý mối.

Mối khác với nhiều loài côn trùng ở chỗ chúng sống trong các thuộc địa có tổ chức. Một đàn mối có thể có lên đến 1 triệu con chỉ bắt đầu từ mối chúa và mối vua.

TỔ MỐI GỒM NHỮNG LOẠI MỐI NÀO ?

Tùy thuộc vào loài, tổ mối sẽ có nhiều thành phần, bao gồm cả mối chưa trưởng thành, mối thợ, mối lính, mối chúa, mối sinh sản… Tùy vào đặc điểm cơ thể mà chúng được giao cho vai trò nhất định.

MỐI CHÚA

Là nhân vật quan trọng nhất trong tổ mối. Mối chúa đảm nhân vai trò sinh sản, quản lý và phân công nhiệm vụ cho các thành viên khác trong tổ.

Trước khi mối chúa qua đời, nó sẽ tiết ra pheromone để chọn người kế vị, tiếp tục thay cô đảm nhận trọng trách.

MỐI THỢ

Ở hầu hết các thuộc địa mối, mối thợ không có cánh và thân mềm. Chúng là lực lượng đông nhất trong tổ và thường được chúng ta bắt gặp nhất trong gỗ.

Ở một số tổ mối, những con mối chưa trưởng thành hoặc trưởng thành nhưng không thể sinh sản sẽ trở thành mối thợ.

Mối thợ chăm sóc trứng và mối chưa trưởng thành (ấu trùng), tìm kiếm thức ăn, làm tổ và chăm sóc việc xây dựng và bảo trì các cấu trúc của tổ.

MỐI LÍNH

Mối lính là đóng vai trò là lực lượng bảo vệ tổ. Chúng khác rất nhiều về ngoại hình với các thành viên khác trong tổ và thường to hơn.

Chúng có phần đầu tối hơn và các cơ quan lớn hơn mối thợ.

MỐI SINH SẢN

Chúng thực hiện chức năng sinh sản. Chúng trông khác biệt so với những con khác ở chỗ chúng thường có cơ thể tối hơn.

Trong tổ mối, mối sinh sản là lực lượng dự bị có khả năng thay thế các mối vua và mối chúa nếu chúng chết.

CÔNG TY CỔ PHẦN MOSCOM 

Moscom - Sạch bay côn trùng

Cam kết sản phẩm chính hãng, uy tín, chất lượng.
 Để được tư vấn hỗ trợ về kỹ thuật xin vui lòng liên hệ

Hotline 02466824668 -0962138618
Địa chỉ: 289 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng , Hà Nội

#thaomoc #Dietcontrung #10s #Moscom #289Kimnguu #phunmuoi #thuocmuoi #dietkien #dietgian #phongtrucontrung #gianduc #Dietgianduc #dietgianchungcu #gianducchungcu #phunmuoi #dietmoi



VÌ SAO BẠN CHỌN MOSCOM ?

10 năm kinh nghiệm
10 năm kinh nghiệm
Công ty cổ phần Moscom thành lập 02/08/2012 đến nay đã hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực phan phối hóa chất và dịch vụ Phòng trừ côn trùng.
Hỗ trợ khách hàng 24/7
Hỗ trợ khách hàng 24/7
Chuyên viên kỹ thuật và chuyên gia tư vấn của Moscom luôn sẵn sàng phục vụ, tư vấn cho các khách hàng bất cứ lúc nào!
Cam kết hàng chính hãng
Cam kết hàng chính hãng
Sản phẩm Moscom phân phối và làm dịch vụ là các sản phẩm chính hãng đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Tự hào là thành viên BNI và VPMA